Đánh giá Chân dung quyền lực

Giới quan sát trong nước cho rằng chỉ những người có quyền lực cao trong Đảng Cộng sản và Chính phủ mới biết rõ một cách có hệ thống những thông tin đó.[5][15]

Một số quan chức Bộ Thông tin - Truyền thông cũng như Bộ Công an lên tiếng bác bỏ và yêu cầu chặn đứng những thông tin như thế trên các trang mạng như Chân dung quyền lực.[15]

Ngày 2 tháng 1 năm 2015, trả lời phỏng vấn RFA, ông Đặng Xương Hùng cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneve, Thụy Sĩ cho biết: "độ đáng tin cậy của những trang này đến đâu thì tôi không dám khẳng định nhưng rõ ràng nó là một nét mới trong đấu tranh quyền lực của các nhà lãnh đạo mà nó nổi lên nhất là cái sự đi không trong hàng của ông Nguyễn Tấn Dũng."[4]

Ngày 11 tháng 1 năm 2015, trả lời phỏng vấn BBC, ông Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam cho rằng: ""Trang Chân dung Quyền lực có thể nói là trang gây rối nội bộ và dĩ nhiên trong trang Chân dung Quyền lực cũng đưa ra nhiều nguồn tin mà có người đã nói đến, như ông Lê Đăng Doanh đã nói là độ chính xác rất cao." Theo Luật sư, nếu 'quyết tâm' thì giới chức sẽ có thừa khả năng để xác định ai là người 'đứng sau' trang này và 'khởi tổ vụ án'.[16][17]

Ngày 14 tháng 1 năm 2015, Nikkei Asian Review, một tờ báo của Nhật Bản đăng tải bài viết dài về sự xuất hiện của trang blog Chân dung quyền lực, với nhận định rằng những lời đồn thổi trên mạng có thể gây bất ổn chính trị tại Việt Nam: "không còn nghi ngờ gì nữa, các trang mạng xã hội như Facebook và các trang blog bí hiểm sẽ được dùng làm công cụ tranh giành quyền lực trước khi một Bộ chính trị mới được lựa chọn. Các trang này sẽ rò rỉ các thông tin về một số cá nhân nhất định, làm sao nhãng công chúng trước các vấn đề quốc gia cấp bách khác".[5][18][19]

Ngày 17 tháng 1 năm 2015, trả lời phỏng vấn BBC, Giáo sư Carl Thayer - chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam - nhận định: "Nên nhớ rằng con [rể] của ông Nông Đức Mạnh đã bị tấn công liên quan tới PMU 18 và theo tôi mỗi lần gần tới Đại hội Đảng họ lại tấn công các thành viên gia đình của một số nhân vật chỉ để chứng minh rằng nếu anh không kiểm soát được gia đình thì làm sao điều hành chính quyền được. Thông tin [Chân dung quyền lực] có được tới từ theo dõi lén và chúng ta phải đặt câu hỏi những cơ quan nào ở Việt Nam có khả năng này và tại sao họ muốn làm điều đó."[20]

Ngày 23 tháng 1 năm 2015, đánh giá về cấp độ xác thực của trang Chân dung Quyền lực và các thông tin mà trang này sản xuất - công bố, bà Lê Hiền Đức - một nhà vận động chống tham nhũng từ Hà Nội - nói với BBC: "Nói là bịa thì không phải là bịa, có những tin tôi cũng đã nắm được và tôi cũng đưa lên trang của tôi," [12]

Ngày 23 tháng 1 năm 2015, trao đổi với BBC về chủ đề 'khiếu nại, tố cáo' dưới các hình thức và vai trò của thanh tra, điều tra của nhà nước, chính phủ, PGS. TS. Phạm Quý Thọ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: "...trong cái lờ đi như thế này thì chắc chắn người ta quan tâm, người ta đọc thì sẽ có lợi cho một số người và cũng lại không có lợi cho một số người khác về mặt vận động hoặc đặc biệt là về nhân sự trước Đại hội 12 này."[12]

Cùng ngày, Phó Giáo sư Jonathan London, từ Đại học Thành thị Hong Kong nhận định: "...[Chân dung quyền lực] có một ảnh hưởng rõ ràng với chính trường Việt Nam,"[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chân dung quyền lực http://chandungquyenluc.blogspot.com http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/vi... http://asia.nikkei.com/Politics-Economy/Internatio... http://vietbao.com/a232232/chan-dung-quyen-luc-la-... http://www.voatiengviet.com/content/chan-dung-quye... http://www.voatiengviet.com/content/goc-khuyet-cua... http://www.voatiengviet.com/content/trang-chan-dun... http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150126-gs-london-%E2%8... http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/true... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hw-to-mk-pp...